LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn
LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn
LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn
LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn
LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn
1 / 1

LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN - TS Nguyễn Văn Thuấn

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

Nội dung chính: “Xuất phát từ những hệ quy chiếu khác nhau, lý thuyết Liên văn bản trở nên phức tạp, đa nguyên, xuyên trường phái, mở và năng sản. Nếu tính liên văn bản được các nhà Hậu cấu trúc sử dụng nhằm tán dương tính đa bội, tính bất ổn của nghĩa, sự bất quyết t

145.000
Share:
Sách Huế THT

Sách Huế THT

@sach-hue-tht
4.4/5

Đánh giá

20

Theo Dõi

17

Nhận xét

Nội dung chính: “Xuất phát từ những hệ quy chiếu khác nhau, lý thuyết Liên văn bản trở nên phức tạp, đa nguyên, xuyên trường phái, mở và năng sản. Nếu tính liên văn bản được các nhà Hậu cấu trúc sử dụng nhằm tán dương tính đa bội, tính bất ổn của nghĩa, sự bất quyết trong diễn giải thì với các nhà Cấu trúc luận và những cảm tình viên của nó, tính liên văn bản được dùng để làm điều ngược lại: xác định tính khả tín và khả quyết của diễn giải. Vì linh hoạt như vậy, nó tiếp tục được sử dụng phổ biến trong một số khuynh hướng lý thuyết phê bình văn học đương đại như Phê bình nữ quyền luận, Chủ nghĩa hậu thực dân, Chủ nghĩa tân lịch sử,… và mở rộng sang các lĩnh vực nghệ thuật phi văn học và nghiên cứu văn hóa. Trong khuôn khổ Giáo trình, chúng tôi mới trình bày một số vấn đề lý thuyết và lịch sử của tính liên văn bản trong bối cảnh Chủ nghĩa hình thức Nga, Chủ nghĩa cấu trúc, Giải cấu trúc, Xã hội học văn học của Bakhtin, Lý thuyết tiếp nhận và Phê bình Kí hiệu học của Eco và một số phương diện thi pháp liên văn bản. Lý thuyết Liên văn bản có tầm quan trọng đặc biệt bởi chính nó đã làm thay đổi hệ hình nghiên cứu văn học, làm nảy sinh những cách tiếp cận văn học mới. Trong cách tiếp cận liên văn bản (intertextual approach), mỗi sự sinh thành của văn bản là một quá trình tương tác, tương sinh, đối thoại giữa các văn bản trong biển cả diễn ngôn xã hội – lịch sử. Phần I của Giáo trình này tập trung làm rõ một số vấn đề lý thuyết và lịch sử của tính liên văn bản. Phần II của Giáo trình tập trung trình bày một số thi pháp liên văn bản gồm: trích dẫn, lắp ghép, giễu nhại, phỏng nhại, viết lại, viết tiếp, ảnh hưởng, đọc nhầm… Lý thuyết Liên văn bản cho thấy bất cứ văn bản nào cũng có tiềm năng trở thành chất liệu của một văn bản khác ra đời sau nó, bất cứ văn bản nào cũng được giả thiết là sự trích dẫn, đối thoại, chồng xếp, đồng quy vô số văn bản khác nhau, bất kì văn bản nào cũng có quan hệ tương cận, tương giao hoặc tương đồng với văn bản khác. Mỗi chương của Giáo trình có tính độc lập tương đối, nó được thiết kế để bạn đọc kiên tâm có thể đọc nó theo trật tự tuyến tính đồng thời cũng có thể đọc nó theo cách thức phi tuyến tính, tùy thuộc vào năng lực và mục đích của người đọc. Giáo trình này là một liên văn bản, không chương mục nào mà không vang vọng tiếng nói của những nhà nghiên cứu đi trước và mời gọi những sự lĩnh hội phản hồi đến từ người đọc. Nó chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sơ lược và sai sót thuộc về trình độ và năng lực sàng lọc, tinh chế của người biên chép. Độc giả tiếp cận các chương mục của Giáo trình cần để tâm trí rộng mở và tự do, đưa trải nghiệm đọc của mình vào trò chơi phê phán đồng thời sử dụng mạng Internet, một thành tựu lớn của văn minh nhân loại để trải nghiệm tính liên văn bản bất tận: bất kì văn bản nào cũng là kết quả của thực tiễn trích dẫn, lắp ghép, thương lượng; nơi mà những gì biệt lập, cô lập, độc sáng đều bất khả và không có tương lai” (Trích Giáo trình Lý thuyết liên văn bản, DẪN NHẬP, tr xxv-xxvi).Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Cty Cửu Đức

Ngày xuất bản

2022-09-01 13:14:14

Loại bìa

Bìa mềm tay gấp

Số trang

430

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Huế

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan