ATP Farm - CHÍNH HÃNG: Vi lượng Magie Chelate (Mg-EDTA-6) ICL-ISRAEL - 100G
1. Một số thông tin sản phẩm Magie Chelate (Mg-EDTA) - Thành phần: Mg = 6% - Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium - Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2 (EDTA-MgNa2) - Khối lượng phân tử: 358.52 - pH = 6.5 - 7.5 (nồng độ 1%) - Ngoại quan: Dạng bột màu
ATPFarm
@atpfarmĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
1. Một số thông tin sản phẩm Magie Chelate (Mg-EDTA) - Thành phần: Mg = 6% - Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium - Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2 (EDTA-MgNa2) - Khối lượng phân tử: 358.52 - pH = 6.5 - 7.5 (nồng độ 1%) - Ngoại quan: Dạng bột màu trắng - Độ tan của Magie Chelate: Mg-EDTA-6 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,95% (Khoảng 900g/l (20oC)) 2. Ứng dụng Magie Chelate (Mg-EDTA): Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng trung lượng Magie cho cây trồng qua đường rễ và qua lá, ứng dụng hiệu quả đối với các mô hình tưới nhỏ giọt, mô hình trồng cây thủy canh,... Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá. 3. Tại sao nên bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng dạng chelate? - Nếu không sử dụng dạng trung, vi lượng ở các dạng phức chelate. Thì chủ yếu chúng ta cung cấp trung, vi lượng cho cây trồng thông qua việc bón phân vô cơ. Nhưng nếu muốn cây trồng hấp thụ được các nguyên tố vi lượng, thì các nguyên tố vi lượng này không thể tồn tại ở dạng muốn vô cơ. + Những nguyên tố trung, vi lượng tồn tại dưới dạng ion, đặc biệt khi vào môi trường nước chúng không tồn tại ở dạng ion riêng lẻ chúng sẽ kết hợp với các anion photphat (phân lân), anion sunphat, cacbonnat. Chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành các hợp chất kết tủa, hợp chất không tan trong nước, lắng đọng lại trong đất và trong nước, nên rễ cây không thể hút được. + Còn đối trung, vi lượng dạng chelate. Các nguyên tố vi lượng kết hợp với 1 số chất hữu cơ tạo ra phức chất, có khả năng hòa tan trong nước. Bền vững trong môi trường từ axit nhẹ, đến trung tính, rồi đến kiềm nhẹ. Đặc biệt là ion tạo phức này không bị kết tủa với các anion photphat, sunphat, cacbonnat. Hơn nữa những HCHC tạo phức thậm chí còn có khả năng lôi kéo được các ion kim loại ra khỏi hợp chất không tan của chúng tồn tại sẵn trong đất. Nhả dần dần, rễ cây hút các chất ở dạng phức, ngoài ra thành phần của các hợp chất hữu cơ tạo phức, có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng 4. Vai trò của yếu tố Magie đối với sự phát triển của cây trồng - Magie tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp và là thành phần cấu tạo nên diệp lục trong cây có vai trò quan trọng trong quang hợp. Quang hợp và hô hấp là 2 quá trình quan trọng và cốt lõi trong hoạt động sống của cây. - Là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa hydratcacbon, và tổng hợp axit nucleic. - Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây, là nguyên tố trung lượng và là yếu tố di động trong cây. - Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây. - Mg rất cần đối với 1 số loại cây ngắn ngày như: Lúa, ngô, khoai sắn,... cũng như các cây dài ngày khác. Bổ sung đầy đủ Mg cho cây giúp tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm. 5. Triệu chứng thiếu hụt Magie trên cây trồng - Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính và gân vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa. + Một số cây nó biểu hiện lá tím đỏ trước khi ngả sang màu nâu, sau đó vàng hoại tử rồi chết. + Ở cam và quýt phần cuống lá vẫn có màu xanh, phiến lá ngả mỏng, úa vàng rồi chết. + Ở khoai tây, những lá bị ảnh hưởng trở nên vàng và dễ gẫy hơn. + Ở trà các đốm vàng xuất hiện và phát triển rộng trên đầu lá trong khi phần cuống lá vẫn xanh. Điều này làm cho lá võng xuống giống chữ V. - Sự biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc rất lớn vào cường độ ánh sáng mà lá được tiếp xúc. Cây trồng ít được tiếp xúc với ánh sáng sẽ dễ thấy các triệu chứng hơn. 6. Nguyên nhân thiếu Mg (magie) cây trồng: - Cây trồng thường yêu cầu hàm lượng Mg không nhiều, tuy nhiên 1 số loại đất trồng như: Cát, cát pha, đất chua,... thường thiếu Mg. - Là nguyên tố dinh dưỡng di động nên dễ bị rửa trôi. - Việc bón phân chứa quá nhiều Ca, K, Na,... cũng dẫn đến thiếu hụt Mg. - Đất trồng ẩm ướt kết hợp với nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ Mg của cây trồng. Hướng dẫn sử dụng Magie Chelate (Mg-EDTA) Magie Chelate có thể sử dụng để bón bổ sung dinh dưỡng trực tiếp vào đất, trộn với các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh khác để bón, có thể phun lên lá, tưới gốc, dùng để ngâm tẩm hạt giống, nhúng rễ và hom trước khi trồng. - Bổ sung dinh dưỡng Magie trực tiếp vào đất bằng cách hòa nước tưới cho cây trồng với tỷ lệ 20 - 50g/20 lít nước. - Bón trực tiếp hoặc trộn cùng phân bón hóa học, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh... với lượng bón 4 - 5kg/ha. - Phun trực tiếp lên cây trồng hoặc trộn cùng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật với tỷ lệ 1 - 2,5g/ lít. Magie Chelate còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân chứa vi lượng (+TE), phân bón lá, phân tưới nhỏ giọt. Lưu ý: Nồng độ, lượng Magie chelate bón cho cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây, khả năng cung cấp của đất