Combo 2 cuốn sách Tôn Giáo - Tâm Linh : Linh Ứng - Hành Trình Của Kẻ Siêu Vô Thần Đến Thế Giới Tâm Linh + Fear - Sợ Hãi (Hóa Giải Sợ Hãi Bằng Tình Thương)
1 / 1

Combo 2 cuốn sách Tôn Giáo - Tâm Linh : Linh Ứng - Hành Trình Của Kẻ Siêu Vô Thần Đến Thế Giới Tâm Linh + Fear - Sợ Hãi (Hóa Giải Sợ Hãi Bằng Tình Thương)

0.0
0 đánh giá

1. Linh Ứng - Hành Trình Của Kẻ Siêu Vô Thần Đến Thế Giới Tâm Linh “Linh ứng” là cuốn sách kể câu chuyện có thật về hành trình của gia đình nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Minh Khôi - người anh trai đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt, v

320.500
Share:
Phương Đông Books

Phương Đông Books

@phuong-dong-books
4.8/5

Đánh giá

14.057

Theo Dõi

37.028

Nhận xét

1. Linh Ứng - Hành Trình Của Kẻ Siêu Vô Thần Đến Thế Giới Tâm Linh “Linh ứng” là cuốn sách kể câu chuyện có thật về hành trình của gia đình nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Minh Khôi - người anh trai đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt, với những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn đến mức nếu không được kể lại bởi người trong cuộc, hẳn chúng ta sẽ thấy hoài nghi. Theo tác giả, đây là cuốn sách tâm huyết nhất và cũng có thể là cuốn sách sau cùng trong sự nghiệp văn chương của ông, một câu chuyện riêng tư nhưng lại bao hàm biết bao câu chuyện chung khác. Đồng thời tác phẩm cũng cung cấp những tư liệu quý giá về những nhà ngoại cảm sở hữu năng lực nằm ngoài phạm vi lý giải của khoa học. Cuốn sách cũng là minh chứng cho việc dẫu thời gian có qua đi, vết thương chiến tranh vẫn còn đó, vẫn dày vò những người ở lại. Tìm kiếm người thân thất lạc sau chiến tranh vẫn luôn là câu chuyện day dứt của biết bao gia đình. Họ đi từ hy vọng đến thất vọng, rồi lại tìm kiếm hy vọng khác trên những chặng đường mới. “Có gia đình may mắn tìm được, có người thì đến lúc chết vẫn còn dặn dò con cháu phải tiếp tục đi tìm”, tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn chia sẻ trong cuốn sách “Linh ứng”. Trong thế giới bao la, càng biết nhiều ta lại càng nhận ra mình biết quá ít, chỉ bằng cách mở rộng niềm tin, cởi mở với những gì chưa biết, chúng ta mới có cơ hội hiểu hơn về thế giới này. Với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người, những gia đình đang đau đáu niềm mong mỏi tìm lại hài cốt thất lạc của người thân đã được kết nối với những nhà ngoại cảm chân chính, và những hành trình linh thiêng đưa những người con lưu lạc về với gia đình cũng được bắt đầu từ đó. Không chỉ đặc sắc với câu chuyện tìm mộ liệt sĩ ly kỳ, thông qua những trang kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại, một giai đoạn lịch sử đã hiện lên vô cùng sống động và chân thực. Từng trang viết đã tái hiện một Hà Nội thâm trầm giữa biến động thời cuộc, một tuổi trẻ giàu lý tưởng, ôm ấp hoài bão cống hiến và phụng sự, những câu chuyện đời thường đầy ắp tình người, tình bạn lấp lánh, và tình đồng đội keo sơn. Hơn hết, tác phẩm đặc biệt đề cao giá trị gia đình. Nửa thế kỷ trôi qua, dù người thân đã mãi mãi chia lìa, dù giữa họ có nhiều khác biệt trong suy nghĩ, dù con đường họ chọn ngay từ đầu đã không cùng hướng, nhưng mãi mãi vẫn có một phần của “anh Khôi” sống trong những người ở lại. Với ngòi bút của một nhà văn từng đứng sau nhiều kịch bản phim truyền hình lẫn điện ảnh nổi tiếng, “Linh ứng” hiện lên như những thước phim ly kỳ, sống động mà vẫn giàu tính hiện thực, nặng trĩu những hồi ức mà vẫn nóng hổi tính thời sự. Có nhìn thấy nỗi đau quá khứ mới trân trọng bình yên của hiện tại, có nhìn thấy sự tồn tại của những cõi giới khác mới nhận thấy được vị trí khiêm tốn của con người trong thế giới bao la. “Linh ứng” chính là câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả ngày sau. Về tác giả Nhà văn, đồng thời là nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn sinh năm 1945. Ông là tác giả của các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, đã tạo tiếng vang lớn trên văn đàn và trong đời sống xã hội, như Những Khoảng Cách Còn Lại (1980), Đứng Trước Biển (1982), Cù Lao Tràm (1984). Những tác phẩm của ông nâng số phận con người và bối cảnh xã hội lên thành vấn đề con người và xã hội. Từ khoảng năm 2000 trở đi, sự nổi tiếng này có phần lắng xuống khi ông chuyển sang lĩnh vực sân khấu và điện ảnh. Trong lĩnh vực này, tên tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn cũng để lại dấu ấn với các kịch bản phim điện ảnh: Biển sáng, Xa và gần, Cơn lốc đen, Lưới trời, Sinh mệnh, Lối rẽ trái trên đường mòn, Tử hình, và gần đây nhất là Hợp đồng bán mình (2020). 2. Fear - Sợ Hãi (Hóa Giải Sợ Hãi Bằng Tình Thương) Hầu hết chúng ta ai cũng đã trải qua những giây phút hạnh phúc lẫn khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều người ngay lúc đang vui sướng nhất mà lòng vẫn trĩu nặng lo sợ, sợ ngày vui sẽ qua mau, sợ không như mong cầu, sợ phải xa cách người thương và một nỗi sợ lớn nhất, sợ thân xác mình sẽ tàn hoại. Cho nên ngay lúc biết bao điều kiện của hạnh phúc có đó niềm vui vẫn không trọn vẹn. Chúng ta cứ nghĩ rằng để được hạnh phúc thì phải tránh né hay quên đi lo sợ. Chúng ta không mấy thoải mái khi phải nghĩ đến những gì đã làm cho ta lo sợ, rồi chúng ta chối bỏ: “Thôi! Thôi! Tôi không muốn nghĩ tới chuyện đó!” Chúng ta nhắm mắt làm ngơ nhưng lo sợ vẫn còn đó trong ta. Cách duy nhất để bớt đi lo sợ và thật sự hạnh phúc là nhận diện lo sợ và quán chiếu gốc rễ của lo sợ. Thay vì tránh né, ta sử dụng khả năng tỉnh giác và quán sát tinh tường. Chúng ta lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát của ta. Chúng ta sợ bệnh, sợ già, sợ mất đi những gì mà ta trân quý. Chúng ta cố ôm giữ địa vị, tài vật và người thương. Nhưng ôm giữ không giúp bớt lo sợ. Trước sau gì sẽ có một ngày chúng ta phải buông bỏ tất cả. Chúng ta không thể mang địa vị, tài vật, người ta thương theo chúng ta mãi. Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu làm ngơ lo sợ thì lo sợ sẽ tan biến. Nhưng nếu cứ làm ngơ, cứ chôn chặt lo sợ vào lòng thì lo sợ vẫn ở đó và luôn làm ta căng thẳng. Chúng ta cảm thấy bất lực. Nhưng chúng ta có khả năng quán chiếu, nhìn sâu vào lo sợ và từ đó, lo sợ không còn khống chế được ta. Chúng ta có khả năng chuyển hóa lo sợ. Thực tập sống tỉnh thức từng giây phút hiện tại, ta gọi đó là CHÁNH NIỆM, sẽ giúp ta can đảm đối diện lo sợ và không còn bị lo sợ bức bách. Chánh niệm có nghĩa là nhìn sâu, là ý thức “tự tính tương tức” (true nature of interbeing) của vạn vật và ý thức rằng không có gì sẽ mất đi. Tất cả chúng ta ai cũng từng lo sợ, nhưng nếu chúng ta biết nhìn sâu vào lo sợ thì ta có thể giải tỏa lo sợ và tìm lại nguồn vui. Lo sợ khiến chúng ta chú tâm về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Nếu chấp nhận lo sợ thì ta khám phá ra rằng ngay lúc này, hôm nay đây ta còn sống, cơ thể ta đang hoạt động diệu kỳ, mắt ta đang thấy được trời xanh, tai ta còn nghe được tiếng nói của người ta thương. Bước thứ nhất của sự quán chiếu lo sợ là nhận diện mà không phán xét. Hãy nhận diện với tâm bình thản rằng lo sợ đang có đó trong ta, như thế cũng đủ để vơi bớt lo sợ rất nhiều. Tiếp theo, khi lo sợ đã lắng dịu, chúng ta ôm ấp niềm lo nỗi sợ một cách êm dịu và nhìn sâu vào nguồn gốc của lo sợ. Hiểu được nguồn gốc của lo sợ, ta buông bỏ được lo sợ. Hãy tìm hiểu xem lo sợ là do nguyên nhân hiện tại hay là do nguyên nhân từ xa xưa, từ khi ta còn nhỏ, mà ta đã ôm chặt trong lòng cho tới bây giờ? Khi chúng ta sử dụng chánh niệm để đối diện lo sợ thì chúng ta sẽ ý thức rằng chúng ta đang sống, rằng chúng ta còn có những gì ta trân quý và yêu thích. Nếu không phí thì giờ đè nén, bận tâm vì lo sợ, ta sẽ có thì giờ vui hưởng nắng ấm, trời trong, gió lành. Nếu quán chiếu sâu sắc và tỏ tường lo sợ thì ta sẽ khám phá ra rằng ta có thể sống một cuộc đời đáng sống.Nỗi lo sợ lớn nhất là sợ rằng khi chết ta không còn là gì nữa. Để thực sự giải thoát khỏi nỗi sợ đó, ta phải nhìn sâu dưới cái nhìn bản môn (ultimate dimension) để thấy được bản chất không sinh không diệt của ta. Phải từ bỏ định kiến rằng ta chỉ có một thân xác này và nó sẽ tàn hoại khi ta chết. Hiểu rằng ta không chỉ là một thân xác, rằng ta không đến từ hư không và sẽ tan biến vào hư không. Hiểu như thế ta sẽ giải thoát khỏi lo sợ. Đức Bụt là một con người như tất cả chúng ta. Ngài cũng đã từng lo sợ nhưng ngài thường xuyên thực tập chánh niệm và quán chiếu sâu sắc cho nên ngài đã bình thản khi đối diện lo sợ. Kinh chép rằng một hôm Bụt đang đi thì Angulimala, một tên giết người khét tiếng đuổi theo ngài và hô lớn bảo ngài dừng lại nhưng Bụt vẫn tiếp tục chậm rãi bình thản bước. Angulimala đuổi kịp Bụt và lớn tiếng hỏi tại sao ngài không chịu dừng lại. Đức Bụt trả lời: “Angulimala, ta đã dừng lại từ lâu, chỉ có ngươi là không dừng lại”. Và Bụt giải thích tiếp: “Ta đã dừng những hành động gây đau khổ. Tất cả các loài chúng sinh đều ham sống, sợ chết. Chúng ta phải nuôi dưỡng lòng thương và bảo vệ sự sống của mọi loài.” Angulimala tỉnh ngộ và xin Bụt giảng tiếp. Cuối cùng, Angulimala thề sẽ không bao giờ giết chóc, bạo ngược và xin Bụt xuất gia. Tại sao Đức Thế Tôn có thể bình tĩnh trước một tên giết người? Đây là một câu chuyện hiếm có nhưng tất cả chúng ta hằng ngày đều đã đối diện với hết lo sợ này đến lo sợ khác. Thực tập chánh niệm mỗi ngày có thể giúp ích rất nhiều. Thái Hà Books trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách "Fear - sợ hãi" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với hơi thở, với tỉnh thức, chúng ta có thể đối xử với bất cứ điều gì xảy đến cho ta, để chúng ta cùng nhận diện không sợ hãi không chỉ là thói quen tốt mà còn là một niềm vui thâm diệu. Mỗi khi tâm ta không có sợ hãi, ta được tự do. Không ai có thể cho ta sự không sợ hãi. Ngay khi có đức Bụt ngồi đó bên cạnh, ngài cũng không thể cho bạn sự không sợ hãi. Nếu bạn tập được thói quen chánh niệm thì khi gặp khó khăn, bạn sẽ biết là bạn phải làm gì.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Nhiều công ty phát hành

Nhà xuất bản

Nhiều Nhà Xuất Bản

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan