Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh
1 / 1

Combo 6 cuốn sách hay SBOOKS: Còn đó tình yêu + hẹn yêu + hoàng mộc hương + phía nào sương thôi rơi + chín vía gọi về + thiên hồ hay là chuyện bản thảo hồi sinh

5.0
1 đánh giá
6 đã bán

CÒN ĐÓ TÌNH YÊU Năm 2008, từ Ninh Hòa, anh Hồ Dạ Thảo cùng vợ là chị Đàm Thì Ngọc Lý vào thành phố Hồ Chí Minh và đến nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh gặp tôi (lúc đó tôi phụ trách nội dung xuất bản) để trao đổi về bản thảo tập truyện ngắn có tên “Tiếng hú”

496.000
Share:
Sbooks

Sbooks

@sbooks
4.8/5

Đánh giá

1.613

Theo Dõi

1.980

Nhận xét

CÒN ĐÓ TÌNH YÊU Năm 2008, từ Ninh Hòa, anh Hồ Dạ Thảo cùng vợ là chị Đàm Thì Ngọc Lý vào thành phố Hồ Chí Minh và đến nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh gặp tôi (lúc đó tôi phụ trách nội dung xuất bản) để trao đổi về bản thảo tập truyện ngắn có tên “Tiếng hú” mà anh muốn được in và ra mắt độc giả. Đọc chậm từng trang bản thảo, tôi thêm thấy quý người viết. Với “Tiếng hú”, Hồ Dạ Thảo đã cất lên thứ âm thanh khá khác lạ khiến người nghe chợt giật mình và nhận ra đây là thứ thanh âm của văn chương, dù đây là tập truyện ngắn đầu tay của anh (riêng thơ, Hồ Dạ Thảo có vài đầu sách in chung và riêng). Văn Hồ Dạ Thảo day dứt, gai góc. Nhân vật đau đáu nỗi niềm được và mất. Thân phận nhân vật của Hồ Dạ Thảo còn chính là thân phân của con người sống sót sau chiến tranh; những con người luôn tự giằng xé, phân thân và phải đối mặt với quá nhiều hệ lụy thời hậu chiến. Khát vọng, hoài bão, giá trị tốt đẹp nơi mỗi con người, nhiều lúc bị bào mòn, bị quăng quật tơi tả trước cái dòng xoáy nghiệt ngã của của cơm áo gạo tiền. Ngôn từ chắc lọc. Tình tiết phong phú. Tính triết lý ẩn hiện trong từng câu chuyện. Vì ở cách xa, nên tôi và anh Hồ Dạ Thảo chỉ trao đổi về cái hay cái chưa hay nơi trang bản thảo, qua điện thoại. Và “Tiếng hú” gồm 20 truyện ngắn với hơn 250 trang in được bạn đọc chào đón, tuy khá lặng lẽ. Anh Hồ Dạ Thảo rất vui. Anh nói với tôi là anh đang viết tiếp, sẽ in quyển tiếp theo… Nhưng thật bất ngờ, nhà văn Hồ Dạ Thảo vĩnh viễn ra đi, sau một cơn đột quỵ, không kịp nói một lời với vợ, với con. Sau khi anh Hồ Dạ Thảo mất, ngày giỗ anh và ngày mùng một Tết, vợ anh, chị Đàm Thị Ngọc Lý luôn gọi cho tôi (và có lẽ chị cũng gọi cho bạn bè của chồng mình), chị chỉ nói, gần như cùng một câu “Hồi anh còn sống, anh hay nhắc đến em, anh rất quý em”, rồi chị lại khóc. Anh ra đi nhiều năm rồi mà nước mắt chị dành cho chồng vẫn nóng hổi, như anh vừa mới ra đi. Ba năm trước, tôi rủ một người bạn, từ Nhà sáng tác Nha Trang đến nhà anh chị Hồ Dạ Thảo ở thị xã Ninh Hòa. Một phần lớn nhà anh chị Hồ Dạ Thảo nằm trên đường Sông Cạn làm quán cà phê và anh Hồ Dạ Thảo, tác giả ‘Tiếng hú” lấy từ “Nghệ sĩ” đặt tên cho quán - Quán Cà phê Nghệ sĩ. Lúc chúng tôi ngồi quanh bàn ăn bữa trưa cùng với chị Lý và các con: con gái, con trai, con dâu của anh chị, qua chuyện trò, qua những khoảng lặng… tôi nhận ra các con của anh, mà rõ nhất là cô con gái thứ Uyên Trang mang tố chất “nghệ sĩ” của cha và của mẹ. Uyên Trang đọc thơ cha, thuộc nhiều bài thơ của cha từ lúc còn bé nhưng khi đọc lại những bài thơ của cha cho chúng tôi nghe, cô vẫn không kìm được cảm xúc. Chị Đàm Thị Ngọc Lý, còn là tác giả một tập thơ và vẫn đang đắm đuối với những bài thơ đầy ắp kỷ niệm, ký ức và nỗi nhớ dành cho chồng. Chị như một người mắc nợ văn chương, món nợ mà chồng chị đeo mang và để lại cho đời “Tiếng hú”… “Tiếng hú” ấy, tôi tin, vẫn âm vang, thậm chí có lúc rền vang, nếu người đọc lắng lòng lại, lắng nghe và cảm nhận. Và rồi, hai tháng trước, chị Đàm Thị Lý gởi cho tôi file bản thảo “Còn đó tình yêu” của cố tác giả Hồ Dạ Thảo. Đây là một truyện vừa mang nhiều yếu tố hồi ức về một phần đời của chính tác giả cùng với những con người đã có một quãng đời với đầy ắp kỷ niệm, nỗi niềm và khát vọng vươn đến chân trời cao hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, so với tập truyện ngắn “Tiếng hú” thì “Còn đó tình yêu” vẫn chưa phải là một truyện vừa hoàn chỉnh. Nhiều đoạn, nhiều chương vẫn là những mảnh ghép và mối ghép của nó vẫn chưa liền mạch, bởi tác giả chưa kịp hoàn tất bản thảo của mình. Hồ Dạ Thảo đột ngột ra đi. Anh bỏ lại trang viết dở dang… Đàm Thị Ngọc Lý, người vợ, người bạn đời, cũng là bạn văn thơ của cố tác giả Hồ Dạ Thảo. Chị đã gom góp di cảo của chồng, đọc đi đọc lại từng chữ, từng dòng những trang viết từ sổ tay, từ bản thảo. Mỗi lần đọc bản thảo dở dang của chồng, chị Đàm Thị Ngọc Lý lại không cầm được nước mắt. Chị khóc cho anh, khóc cho nhiều dự định chưa kịp hoàn thành của anh. Khóc cho định mênh nghiệt ngã đã rứt anh khỏi chị, khỏi gia đình, khỏi cuộc đời. Và khóc cho tình yêu vẫn tươi xanh như ngày nào dù năm tháng trôi qua. “Tình yêu còn ở lại” là tên một trong nhiều bài thơ mà chị Đàm Thị Lý viết cho chồng, viết cho tình yêu anh còn mãi nơi chị. Và từ “Còn đó tình yêu”, quyển sách thứ hai của cố tác giả Hồ Dạ Thảo được lấy tên theo tựa đề bài thơ “Tình yêu còn ở lại”. Có lẽ không chỉ là tình yêu, mà còn cả những trang viết giàu chất văn của Hồ Dạ Thảo, cũng sẽ còn ở lại với cuộc đời này. Thành phố Thủ Đức, ngày 10.8.2021 BÍCH NGÂN HẸN YÊU Có một ngày nào đó, ta nhẹ tay xoay chiếc thìa cà phê trong lanh canh nỗi nhớ. Như là một tiếng chuông gió xa mờ, nhắc lại những tiếng ca đã cũ, cuộc tình đã mất dấu theo bóng thời gian bỗng men theo kí ức tìm về. Ta chạm tay vào nỗi niềm đã cũ ấy như mở ra một trang nhật kí, tìm lại những nỗi lòng của tình yêu lạc lõng của ngày xưa. Để trút vào ngày một tiếng thở bâng quơ, rồi lại bần thần nghĩ, nếu ngày ấy mình chọn hướng khác thì bây giờ liệu mình có ngồi đây. Những trang sách của Hẹn yêu là vậy, sẽ dẫn bạn về những rung động xa xưa, tưởng như cũ mà vẫn là xa lạ, tưởng chạm vào rồi mà để tuột qua tay. Với mười bảy truyện ngắn trong Hẹn Yêu (cuốn sách được phát hành bởi SBOOKS), Lê Thị Kim Sơn đã mang đến cho người đọc những chuyện tình đầy màu sắc. Để nhận ra nuối tiếc, nhớ nhung đã trở thành một phần của cuộc sống, để những mối tình sẽ ghi dấu không nguôi. Có gì đáng nói đâu khi ta chọn một ngày xa vắng, đó là ngày mà ta đã trôi qua nhau ở một khoảng thời gian vô định nào đó. Đến giờ ngoảnh nhìn lại, cũng không rõ chậm rãi hay chớp nhoáng, nhẹ nhàng thoảng qua hay đớn đau sâu nặng, vậy mà đó là dư âm một thời, là dấu vết một cuộc tình. Nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “Có một dòng sông đã qua đời”, nghe nhẹ nhàng và mượt mà như một dòng chảy trơn tru, lặng lẽ lắm, có ai ngờ mà một ngày nhìn lại thấy đau đáu trong nhau đến vậy. Nhưng không chỉ là những chuyện tình nhẹ nhàng xuyên suốt, Hẹn yêu còn mở ra những mặt tối của một nụ cười, của cầu vồng lấp lánh trên cao, của ngôi nhà kín bưng tiếng gió, của cơn bão ác nghiệt lòng người,… Biết làm sao với những nỗi niềm đã mất, những chân trời vẫn rộng phía xa và những tình yêu vẫn còn nguồn cội sẽ chảy mãi trong ta như một mạch ngầm. Những tưởng nhẹ nhàng đó, nhưng rồi lại đau đớn quắt quay những phận người mắc kẹt trong những tình yêu đó. Mở ra để đọc, chậm rãi như nhấp nháp một ly cà phê của ngày rỗi rãi, để biết rằng lòng mình vẫn được nuôi bằng những mộng tưởng, những băn khoăn và những mối tình chưa vẹn nguyên ấy. Để khép ngày lại sẽ thấy mình vẫn nhớ lắm thời gian… HOÀNG MỘC HƯƠNG Võ Thị Xuân Hà là nữ nhà văn không còn xa lạ với nhiều bạn đọc với các tác phẩm truyện ngắn như Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào, Cổ tích cho tuổi học trò, Bầy hươu nhảy múa, Đêm nhiệt đới, Gió vẫn thổi qua cánh đồng bên sông, Lúa hát, Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Chuyện của con gái người hát rong, Cà phê yêu dấu… Các tập truyện dài như Chiếc hộp gia bảo, Chuyện ở rừng Sồi, tiểu thuyết Tường thành, Trong nước giá lạnh. Năm 2019 mới đây, chị ra mắt tập truyện ngắn ấn tượng Chuyện của các nhân vật có thật trên đời (NXB Trẻ) Bút pháp của Võ Thị Xuân Hà là khối không gian đa chiều, nó làm cho người đọc phải dán mắt vào các dòng chữ, các ký tự, rồi phải suy ngẫm, nghĩa là phải đọc chậm. Để nhận ra những tầng ngữ nghĩa cốt truyện. Chỉ sau vài tháng, khi đại dịch Covid-19 tạm thời được kiểm soát, nhà văn tiếp tục xuất hiện cống hiến cho cộng đồng bạn đọc tập truyện ngắn mới Hoàng mộc hương Trong những lời bình về truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, nhà Lí luận Phê bình Bùi Việt Thắng viết: “Chúng tôi tâm đắc với ý, cho rằng, “sự biến ảo” làm nên màu sắc của nhà văn này, người đã sớm biết đầu tư chiều sâu và dài lâu cho “thể loại nhỏ”. Thiết nghĩ, đánh dấu độ chín của cây bút nữ này, có thể nói là thuộc số ít “trụ hạng” được với truyện ngắn. Chúng tôi có cảm giác nguồn lực truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà lúc nào cũng dồi dào, hình như chỉ có viết chị mới giải phóng được năng lượng sống lúc nào cũng như đầy ứa, tràn trề.” Với đề tài về rừng núi, Võ Thị Xuân Hà khiến cho người đọc trầm mình theo bước chân nhân vật để biết được loài Hoàng mộc hương nở hoa, để biết được những câu chuyện nơi Biên ải ngàn trùng. Bên thềm gạch cũ khiến người đọc nghẹn lòng với một đám cưới âm mà người mẹ già làm cho người con trai liệt sĩ hi sinh nơi biên giới. Có những sắc thái hào hùng của chiến thắng trong Mừng chiến thắng. Có sự xuất hiện của những linh hồn đã hi sinh bảo vệ biển đảo trong Những bức thư gửi từ biển, một truyện ngắn mà nhà văn từng bộc bạch, chị đã viết trên con tàu ra Trường Sa thực tế. Có cảnh báo sự thay đổi khôn lường trong xã hội ở Ẩn sĩ và người đàn bà giấu mặt. Có sự kì bí xa xót và đầy bi kịch trong cuộc sống chưa được khám phá hết của những tộc người miền cao, mang tính tâm linh như Đoạn trường thảo kiêu hãnh. Bạn đọc sẽ đi theo bước chân của cô gái tên Miên trong Đêm dài, với bi kịch mà cô phải gánh trong số phận khi yêu thương người lính với những vết thương chiến tranh không thể lấp đầy sau hòa bình. Những góc nhìn mới mẻ và đầy nhân văn trong cuộc sống những người Lính cứu hỏa. Nhà văn kể, đêm No-en 2019, trong chị thôi thúc để viết truyện ngắn Thiên Hạ Thái Bình. Đến khi có đại dịch covid-19 lan rộng toàn cầu, đọc truyện này, thấy dường như có sự mách bảo chị hãy viết cho một Thế Giới thái bình. Đặc biệt ở tập truyện ngắn này, lần đầu tiên nhà văn công bố Câu chuyện của Nàng Thê, một câu chuyện về cõi kiếp đã từng được nhiều bạn đọc đón đọc trên trang của chị. Và đã từng có Hội Những người hâm mộ Nàng Thê, trang fanpage có nhiều hội viên tham gia, tôn vinh nhân vật nàng Thê, một nhân vật kỳ linh lỳ ảo và điển hình cho hình ảnh người phụ nữ tài sắc nước Việt.Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã bình về Muôn ngàn hạt châu, một truyện ngắn trong tập (tiếp theo motip Hoàng mộc hương nở hoa) như sau:Đọc hết truyện ngắn này lần thứ hai thì tôi nhận thấy: Toàn bộ câu chuyện thật ra là hương thơm của một loài hoa. Mùi hương ấy mơ hồ, thanh tao, nồng nàn và bí ẩn. Tôi chỉ cảm thấy hương thơm ấy chứ không thể nào gọi tên nó một cách rành mạch, càng không thể nào giữ được nó. Nó giống như một điều gì đó trong cuộc sống thường nhật của con người vừa hiện hữu lại vừa vô hình. Nó làm cho ta yêu cuộc sống này hơn nhưng lại không sở hữu cho riêng mình được. Và tôi nghĩ, nếu ta có ý định sở hữu thì nó lại biến mất như chưa từng có. Đó là cách mà tôi nhận thấy một trong những thông điệp của câu chuyện. Có được cảm giác này trong đời sống phải là người thấu hiểu đời sống tầng tầng lớp lớp. Viết ra được cái cảm giác lạ lùng này quả thực là quá tài.Ngôn ngữ đẹp, huyền ảo và mong manh vô tận. Thế mới biết quyền lực của ngôn từ đối với nhà văn hệ trọng đến nhường nào. Mời độc giả đón đọc tập truyện ngắn Hoàng mộc hương với tâm thức mở trong không gian đa chiều của cây bút nữ tên tuổi Võ Thị Xuân Hà. PHÍA NÀO SƯƠNG THÔI RƠI Đọc truyện ngắn của Niê Thanh Mai, mới chạm vào câu chữ những dòng đầu, sao cứ rưng rưng những nỗi sợ kỳ ảo: Sợ người bỏ ta mà đi. Sợ rừng buồn chán mà héo tàn… Nhưng truyện kết thì nỗi sợ cũng kết lắng, để bừng lên những hy vọng trần đầy nắng gió cao nguyên, đẹp như thành phố nhỏ Ban Mê, nơi nhà văn đang sống và làm việc với chức phận của mình. Tôi cứ nghĩ, người đàn bà viết văn này không phải đang “làm văn”, mà nàng ấy dẫn ta luồn sâu vào rừng già, đi trong lau lách, trong tầng tầng lớp lớp cát bụi thảo nguyên; vừa đi vừa kể những câu chuyện đâu đó mà trong tiềm thức của chúng ta hình như có, hình như đã quên, hình như chưa được sờ nắm, và giờ được chạm vào, khắc khoải, rung rung… Tất cả những sù sì thô ráp núi rừng, những tinh tế của câu chữ và sự da diết ấm áp trong lành như nước nguồn của mạch văn Niê Thanh Mai tạo nên một bút pháp văn chương thuần tính dân tộc Việt. - Nhà văn Võ Thị Xuân Hà – Một câu chuyện tình, khi chúng ta nghĩ rằng đó là người đi săn rớt xuống một cái vực, ngộp thở vì sợ thì hóa ra nàng lại đang ngộp thở vì yêu. Những câu chuyện “ vụn vặt” ấy hóa ra lại thành những biến cốt thần kỳ, thành “ trăm năm cô đơn” của Marquez mà khi xuất hiện làm mọi người bàng hoàng mà nền văn chương của thổ dân da đỏ chinh phục châu Âu bằng cái “thực” pha với cái “huyền bí”của một thực tại. Sự pha trộn của cái sờ mó được với cái thơ mộng. Đó là cái cách mà chúng ta vẫn thấy, ví như anh chàng người yêu hỏi Dương, lúc trưa hè, “khi hai người ngồi dưới tán cây me già. Dương có bỏ đàn bò để về thành phố với anh không? Em còn cha nữa. thì sau này mình đưa cha về thành phố. Anh thấy Dương khổ thế này, anh thương em lắm Dương ơi. Đàn bà con gái…” trích truyện ngắn Triền đồi nắng rát. Truyện ngắn của nhà văn xứ Tây Nguyên Niê Thanh Mai, À, mà trong tiếng Ê đê, “Mai” chính là chị, người chị gái tảo tần trong những ngôi nhà dài phố núi mù sương… Nhà thơ Lê Vĩnh Tài “Chín vía gọi về” – Những mảnh đời vắt ngang sườn núi “Chín vía gọi về” – tập truyện ngắn của tác giả Phan Mai Hương (NXB Hội Nhà văn) gồm 11 truyện ngắn, trong đó nổi bật lên là các truyện mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc, đậm đặc phong vị sống người xứ Mường. Và những điều chúng ta tò mò về bùa ngải xứ Mường, tập tục nhà quan Lang, chuyện yêu đương trai gái cùng những huyền thoại cũ hoặc mới của người Mường, đều có thể tìm thấy thấp thoáng trong những truyện ngắn của Phan Mai Hương. THIÊN HỒ HAY LÀ CHUYỆN BẢN THẢO HỒI SINHNHỮNG ÁM ẢNH TRẦN THẾ 11 truyện ngắn trong tập truyện ngắn này đủ khiến cho người đọc được đặt mình trong nhiều chiều kích.Những truyện ngắn với tiết tấu chậm rãi, mượt mà, chứa nội hàm cuộc sống hiện tạo, mà như xa xăm mơ hồ kiếp cõi nào.Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhận xét:“Diệu Phúc khiến tôi phải đọc ngay bản thảo khi nhìn thấy mấy con chữ đầy ma lực của người viết: Bản thảo hồi sinh. Sao lại có thể nghĩ ra một câu chuyện ám ảnh trần thế mà lại vấn vương ánh sáng huyền hoặc miên ảo về chữ như thế, khi cô chưa phải là nhà văn chuyên nghiệp.Và đây nữa, truyện Chị tôi bên bến sông, lại mang đến một khúc ca đầy nắng, và sông thì thật đẹp, bởi mối tình của người chị tật nguyền với một chàng trai nghèo khó cũng tật nguyền. Người đọc không thể không xa xót, không vọng động khi trải theo câu chuyện tình nhiều kiếp Nhã Lang hoàng tử, mà nhân vật là chàng Trọng Thủy và nàng Mỵ Châu. Và ở cốt truyện này, là kiếp mà Trọng Thủy là Nhã Lang, còn Mỵ Châu là nàng Cảo Nương…”Đây là một trong những dòng văn đầy ma lực đó:“Lý Phật Tử thống nhất giang sơn, nhưng từ đó người ta không nhìn thấy hoàng tử Lý Nhã Lang nữa. Có người nói, hắn đã ôm xác công chúa Cảo Nương cùng gieo mình xuống biển Đại Nha. Cũng có người nói, hắn bất chấp truy hồn nương tử, đã bị oán linh cắn nuốt, vạn kiếp không thể siêu sinh. Năm tháng dần trôi, thế sự xoay vần, câu chuyện của hắn và nàng cũng không còn ai nhắc đến nữa. Như hũ năm ấy hắn cùng nàng chôn dưới gốc hoa đào, vĩnh viễn đã đi vào lãng quên”(Nhã Lang hoàng tử)Văn Diệu Phúc đẹp. Và mảng cốt tinh thần của các mạch truyện sẽ khiến người đọc chẳng thể buông sách dở chừng.Truyện của Diệu Phúc nhẹ nhàng, thậm chí ta thấy những khoảng mơ hồ, xa xăm như lạc vào một miền huyền thoại. Cái thực, cái mộng nhiều khi không phân biệt được, nó chơi vơi, hoà quyện vào nhau như thể người viết cũng bị đắm chìm vào những không gian mộng mị như thế. Ta có thể thấy rõ điều này trong những truyện như: “Chiếc thẻ bài”, “Tiếng tiêu người câm”, “Bản thảo hồi sinh”…Có những truyện lại rất giản dị, mang những trải nghiệm cá nhân như “Chị tôi”, “Tuổi hồng”, “ Hồi ức thương yêu”… và ở một quãng nào đó, Diệu Phúc cũng thử sức mình với những truyện ngắn lịch sử như “Nguyện”, “ Nhã lang hoàng tử”…Mới viết, ít nhiều ảnh hưởng bởi chính thể trạng cá nhân và cuộc sống riêng tư của chính mình, Diệu Phúc đã chắt lọc và gắng vươn lên, dâng cho đời những bông hoa giản dị, chân thành và cũng nhiều hương sắc…Giọng văn của Diệu Phúc chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm yêu thương âm thầm và không kém day dứt. SBOOKS Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

SBOOKS

Ngày xuất bản

2021-09-09 23:34:59

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

1162

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Văn Học

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan