Sách - Truyện kinh dị Việt Nam - Truyện đường rừng
1 / 1

Sách - Truyện kinh dị Việt Nam - Truyện đường rừng

5.0
4 đánh giá
1 đã bán

Sách - Truyện kinh dị Việt Nam - Truyện đường rừng ISBN: 978-604-2-27090-8 Tác giả: Lan Khai Đối tượng: Thanh niên (trên 18 tuổi) Khuôn Khổ: 13,5x20,5 cm Số trang: 112 Định dạng: bìa mềm Trọng lượng: 125 gram Bộ sách: Truyện kinh dị Việt Nam“Là một cây bút nổi tiếng

42.000₫
-30%
29.400
Share:
NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG

NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG

@nxbkimdong
4.9/5

Đánh giá

185.136

Theo Dõi

189.378

Nhận xét

Sách - Truyện kinh dị Việt Nam - Truyện đường rừng ISBN: 978-604-2-27090-8 Tác giả: Lan Khai Đối tượng: Thanh niên (trên 18 tuổi) Khuôn Khổ: 13,5x20,5 cm Số trang: 112 Định dạng: bìa mềm Trọng lượng: 125 gram Bộ sách: Truyện kinh dị Việt Nam“Là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, các sáng tác của Lan Khai (Lâm Tuyền Khách) đã sớm xuất hiện trên các tờ báo: Loa, Ngọ Báo, Đông Pháp, Đông Phương, Rạng Đông, Tiểu thuyết thứ Bảy, Ích Hữu, Phổ thông bán nguyệt san... Đồng hành với những cuốn tiểu thuyết về đường rừng, về tâm lý - xã hội và lịch sử, tác phẩm lý luận phê bình, các bài ký, các công trình sưu tầm văn học dân gian, những bản dịch, những tác phẩm hội họa, còn xuất hiện hàng loạt những truyện ngắn truyền kỳ và truyện cổ tích thần kỳ của Nhà văn đường rừng với các chủ đề và kiểu dạng khác nhau, đã góp phần vào cuộc cách tân thể loại văn học, để lại ấn tượng sâu đậm trong bạn đọc hơn tám thập niên qua. Trong bộ sách Nhà văn hiện đại (1942), bên cạnh nhận định: “Lan Khai là lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”, Vũ Ngọc Phan còn đưa ra nhận xét: “Lan Khai có cây bút tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!” Phải chăng cây bút “tài tình” này muốn dồn hết tâm lực để trở nên vị thế riêng trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại? Chỉ riêng trên 50 truyện ngắn cho thấy, đây là phần di sản phong phú của Lan Khai có thể tạo nên bức chân dung một nhà văn. Truyện truyền kỳ tập trung trong tập Truyện đường rừng (1940) đồng thời còn có những truyện truyền kỳ khác như Khảm Khắc, (1936), Người hóa Beo (1941) chưa in thành một tập riêng. Ngoài ra hoạt động sưu tầm của ông đã để lại những câu chuyện Cổ tích thần kỳ như Chử Lầu (1933), Nhả có (1933), Sự tích thày Mo (1935), Chất Khươi (1940), Mang Lung (1940) đều được hình thành trong nền văn học dân gian ở xứ sở sơn lâm từ Việt Bắc, Tây Bắc tới Tây Nguyên... Thế giới nghệ thuật trong Truyện truyền kỳ của Lan Khai rất phong phú, kết cấu linh hoạt đem đến nhiều cảm nhận mới về cuộc sống và nghệ thuật văn chương. Truyện truyền kỳ (Truyện kỳ ảo) có tên Chuyện lạ đường rừng của Lan Khai ra đời từ đầu những năm 30, sau được tuyển lại trong tập Truyện đường rừng (1940) gồm 9 câu chuyện tiêu biểu: Người Lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Đôi vịt con, Mũi tên dẹp loạn, Người hóa Hổ, Tiền mất lực, Gò Thần, đương thời được nhà văn Hoàng Tích Chu (1897-1933) đánh giá cao về quan niệm nghệ thuật mới. Mỗi câu chuyện là một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo về miền núi, hàm lượng hư thực khác nhau nhằm hướng tới nhu cầu giải trí. Đây là một thể tài đã có nguồn gốc trong văn học dân gian và văn học trung đại, văn học phương Tây, nhưng chưa có nhiều thành tựu mới trong văn học hiện đại Việt Nam. Lan Khai là cây bút đã kế thừa và sáng tạo các yếu tố hoang đường kỳ ảo của văn học dân tộc và văn học nước ngoài, tạo nên cái tên gọi Chuyện lạ đường rừng thuở đó đã thu hút nhiều bạn đọc. Nhà văn đã tạo ra thế giới nghệ thuật mới lạ góp phần làm đổi thay cách tiếp nhận truyền thống. Khi loại truyện truyền kỳ mới xuất hiện trên báo chí, ông đã vấp phải sự phản ứng của một số độc giả trên báo Rạng Đông, cho rằng: Nhà văn “giết người không gớm” và làm “rối trí” người đọc từ các Chuyện lạ đường rừng. Bằng tầm nhìn sâu rộng của một nhà nghiên cứu, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nêu ra cách nhìn mới: “Đọc Truyện Đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân như khi đọc Liêu trai của Bồ Tùng Linh vậy!”. Các câu chuyện như Người Lạ, dựa vào tâm lý hoang tưởng về ma quỷ chốn sơn lâm, người viết dẫn người đọc đi xa hơn trong tưởng tượng; Ma Thuồng luồng gợi cảm giác về cuộc sống hỗn mang giữa người và thú thời cổ đại; Người hóa Hổ vẽ ra cảnh hoang sơ thần thoại; Đôi vịt con nói về giai thoại yểm bùa kỳ lạ; Con Thuồng luồng nhà họ Ma kể về lòng tốt của con người khiến loài vật biết đền ơn trả nghĩa; Con bò dưới Thủy tề cảnh báo về sức mạnh tiềm ẩn của thiên nhiên; Mũi tên dẹp loạn vẽ ra cảnh hoang sơ man rợ trong xứ sở sương mù; Tiền mất lực kể về bi kịch tình yêu nơi rừng thẳm; Gò Thần là câu chuyện tín ngưỡng mang tính ngụ ngôn: Ai coi thường cái thiêng liêng đều thất bại!... Bên cạnh những hình tượng kỳ bí là những bức tranh sinh động về phong tục tập quán miền rừng; những tai họa từ thiên nhiên do con người gây ra, gợi nên các vấn đề thiện, ác, tình yêu, hạnh phúc và phẩm giá con người...  Vừa dựa vào truyền tích dân gian vừa khéo léo tạo ra những cốt truyện gần gũi dân gian, những bức tranh vui chơi, ca hát, săn bắn, lao động, tình yêu, những trắc trở chia ly... với những điều kỳ bí của núi rừng, những góc khuất của tâm lý con người, Lan Khai đã dựng lên thế giới hình tượng: có nhân vật người thực, có nhân vật là thú hay nửa người nửa ma, nửa người nửa thú, thể hiện bằng bút pháp liên tưởng và gợi tả,

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Xuất xứ

Trong nước

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Kim Đồng

Loại phiên bản

Thông Thường

Năm xuất bản

2022

Số giấy phép xuất bản

Kim Đồng

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Kim Đồng

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Kim Đồng

Sản Phẩm Tương Tự